Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, mất nước, đau bụng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của con người nếu không được điều trị kịp thời. Để có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả, cũng như vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì bạn nên tham khảo những mẹo hữu ích sau đây. Khi mua thực phẩm Để có thể phòng ngừa ngộ độc thực phẩm một cách trọn vẹn nhất, thì ngay từ bước mua và lựa chọn thực phẩm để mua đã cần chú ý để tránh mua phải đồ ăn không đảm bảo an toàn.
Khi mua đồ, nên chọn mua các loại thực phẩm, thức ăn có đóng gói trong bao bì, hộp, lon. Để ý không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị hở, phồng, lõm hoặc nắp lỏng. Không nên mua các loại hải sản như trai, sò, ốc, hến,... để ăn sống. Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không, đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông sau đó được làm đông lại. Nên mua trứng được bảo quản lạnh, trước khi mua kiểm tra vỏ trứng có còn nguyên vẹn và sạch sẽ hay không. Các thực phẩm đông lạnh, dễ ôi thiu như thịt cá nên để trong các túi riêng biệt để tránh nước thịt, cá lẫn sang thực phẩm khác sinh ra các vi khuẩn. Kiểm tra vệ sinh của nơi bán thực phẩm và khu vực xung quanh, đặc biệt là các chỗ bán thịt, cá. Nên giữ thực phẩm đông lạnh và dễ ôi thiu được đông lạnh nếu chưa dùng ngay. Đọc thêm về: "Nguyên tắc chế biến thực phẩm tránh ngộ độc vào dịp hè".
Bảo quản thực phẩm an toàn
không đặt trên cánh cửa tủ lạnh dễ gây vỡ trứng.
Hải sản luôn luôn phải được bảo quản đông lạnh cho tới khi lấy ra chế biến. Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm giảm hiệu quả bảo quản. Nếu thực phẩm bị mốc khi đang bảo quản, nên ngay lập tức tiêu hủy và kiểm tra các thực phẩm khác xem có bị sao không. Kiểm tra nhãn mác của thực phẩm trước khi bảo quản để xem hướng dẫn bảo quản của riêng từng loại.
Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi chế biến và sau khi tiếp xúc với các thực phẩm dễ ôi thiu như thịt, cá tươi. Nếu trong khi chế biến bạn phải tạm ngừng để làm việc khác thì cũng phải rửa tay và khi quay trở lại tiếp tục rửa tay lại lần nữa. Nếu tóc dài thì cần đeo mũ chùm, băng kín vết thương trên tay, nếu bàn tay có mụn hoặc vết thương bị nhiễm trùng thì cũng không nên vào bếp. Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn và sạch sẽ. Khăn rửa bát nên được thường xuyên giặt với xà phòng và nước nóng. Bồn rửa bát cũng nên được tẩy rửa bằng các loại dung dịch chuyên dùng. Các dụng cụ chế biến như dao, thìa,... sau khi dùng phải được làm sạch.
Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm. Tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm trong các vật chứa được đóng kín